Những thông tin đầy đủ và chi tiết về xét nghiệm tiểu đường
Những bệnh nhân có những dấu hiệu bị tiểu đường cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện ra những biểu hiện và cần được các bác sỹ đưa ra những phương pháp điều trị cụ thể nhất.Bài viết sau đây của bệnh viện An Việt của chúng tôi sau đây xin chia sẻ một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường cũng như những phương pháp xét nghiệm tiểu đường để bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn được địa chỉ uy tín làm xét nghiệm.
1. Dấu hiệu bệnh tiểu đường
+ Bệnh nhân khát nước: Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có mức đường huyết trong máu cao và lấy nước từ các tế bào pha loãng đường có trong máu làm các tế bào trong cơ thể thiếu nước kích thích não điều chỉnh cảm giác khát của cơ thể để bù nước vào đó.
Những thông tin đầy đủ và chi tiết về xét nghiệm tiểu đường
+ Đi tiểu nhiều: bệnh nhân tiểu đường thường hay khát nước và có nhu cầu uống rất nhiều nước, và vì trong máu có quá nhiều đường nên cần đào thải bớt ra bằng đường nước tiểu.
+ Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng: Tường hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng như bệnh nấm, nhiễm trùng da,… do hệ thống miễn dịch bị ức chế và lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.
Xem thêm: http://benhvienanviet.com/phong-chua-benh-tai-mui-hong-o-tre/
2. Những ai nên đi xét nghiệm đái tháo đường?
+ Bất kỳ tuổi nào nhưng có BMI ≥ 23 kg/m2 (người Châu Á) có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ:
+ HbA1c ≥ 5.7%, rối loạn đường huyết đói hoặc rối loạn đường huyết sau ăn ở các lần xét nghiệm trước.
+ Có người thân trong gia đình bị đái tháo đường.
+ Chủng tộc nguy cơ cao: Châu Á.
+ Phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
+ Tiền sử bệnh tim mạch.
+ Người bị tăng huyết áp.
+ HDL-C < 35 mg/dL (0.9 mmol/L) và/ hoặc Triglycerid ≥ 250 mg/dL (2.82 mmol/L).
+ Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
+ Ít vận động thể lực.
+ Các tình trạng lâm sàng liên hệ với tình trạng đề kháng Insulin, ví dụ béo phì trầm trọng, bệnh gai đen.
+ Đối với người từ 45 tuổi trở lên
+ Nếu xét nghiệm bình thường, lặp lại ít nhất là mỗi 3 năm.
Xem thêm: http://benhvienanviet.com/kham-tai-mui-hong-cho-be-o-dau-uy-tin-an-toan/
3. Những phương pháp xét nghiệm tiểu đường?
+ Xét nghiệm nước tiểu: Que thử được nhúng vào mẫu nước tiểu và sẽ đổi màu nếu có sự tác động của glucose hiện diện trong nước tiểu
+ Xét nghiệm máu đầu ngón tay: Lấy 1 giọt máu đầu ngón tay cho vào que thử, sau đó đưa que thử vào máy đo để đọc kết quả. Mức đường huyết bình thường nằm trong khoảng từ 4-6 mmol/L.
+ Kiểm tra glucose ngẫu nhiên: Máu lấy từ cánh tay sẽ được gửi đi phân tích. Trước khi lấy máu, bác sỹ không yêu cầu bạn phải nhịn đói, kết quả sẽ có sau 1 tuần.
+ Kiểm tra đường huyết lúc đói: Trước khi xét nghiệm bạn không được ăn uống gì từ ban đêm cho đến khi lấy máu vào sáng hôm sau, kết quả sẽ có sau 1 tuần.
+ Xét nghiệm dung nạp glucose: Còn gọi là xét nghiệm dung nạp đường máu, là biện pháp phản ứng của cơ thể với lượng đường (glucose). Các thử nghiệm dung nạp glucose có thể được sử dụng để xác nhận cho bệnh tiểu đường type 2.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét