Tầm soát ung thư dạ dày An toàn không đau tại Pacific

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Ngày nay cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển công nghệ y học ngày càng hiện đại tiên tiến, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị tốt những bệnh lý ác tính nếu như được phát hiện ở giai đoạn sớm.Bệnh ung thư dạ dày là 1 trong số đó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tiếp cận với những phương pháp tầm soát ung thư dạ dày đang được sử dụng trên thực tế hiện nay.

1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày?

+ Tuổi tác: Ung thư Dạ dày thường gặp ở bệnh nhân trên 55 tuổi
+ Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao gấp 2 lần nữ giới.
+ Vi khuẩn: Helicobacter pylori, còn được gọi là H. pylory gây viêm loét, tăng nguy cơ mắc Ung thư Dạ dày
Tầm soát ung thư dạ dày Tốt An Toàn Uy Tín nhất 2018
Tầm soát ung thư dạ dày Tốt An Toàn Uy Tín nhất 2018
+ Gen di truyền: Những trường hợp có người bố hoặc mẹ bị bệnh ung thư dạ dày thì nguy cơ đời con cũng có thể bị bệnh
+ Chế độ ăn: Ăn mặn, ăn các thực phẩm được bảo quản (sấy khô, hun khói, muối…) làm tăng nguy cơ Ung thư Dạ dày
+ Uống rượu & hút thuốc lá: Hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu tăng nguy cơ Ung thư Dạ dày.
+ Béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ bệnh dạ dày ở nam giới trong khi chưa có bằng chứng đối với nữ giới
Xem thêm: xét nghiệm tầm soát ung thư phổi tại phòng khám đa khoa Pacific

2. Các phương pháp tầm soát ung thư dạ dày?

Các xét nghiệm & kỹ thuật sau đây dùng để tầm soát ung thư Dạ dày:
+ Nội soi: Dùng ống soi mềm để đánh giá tổn thương ở thực quản, dạ dày, một phần ruột non. Trong khi nội soi bác sỹ có thể sinh thiết để xác định tế bào ung thư.
+ Sinh thiết: Là xét nghiệm duy nhất có gía trị xác định liệu tổn thương (khối u) có phải là ung thư hay không. Các xét nghiệm khác sẽ mang tính gợi ý, giúp đánh giá tình trạng bệnh.
+ Nội soi siêu âm: Phương pháp nội soi siêu âm rất được mọi người lựa chọn vì khi tiến hành đầu ống soi được gắn thêm 1 đầu dò siêu âm nhỏ để đánh giá tổn thương ở thành dạ dày. 
+ X-quang: Chụp hình ảnh giúp đánh giá tình trạng bên trong cơ thể.

3. Những ai cần được tầm soát ung thư dạ dày?

Như đã đề cập bên trên, không phải tất cả mọi người đều cần sàng lọc ung thư dạ dày. Sàng lọc ung thư dạ dày thường được áp dụng cho những người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người bình thường, bao gồm:
+ Người cao tuổi bị viêm teo dạ dày hoặc thiếu máu ác tính .
+ Bệnh nhân đã từng có tiền sử:
+ Phẫu thuật cắt dạ dày một phần .
+ Có Polyp dạ dày trong dạ dày.
+ Đa polyp gia đình  (FAP).
+ Hội chứng ung thư đại trực tràng không do polyp (HNPCC).
+ Người sinh sống ở khu vực có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nuôi con